BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH TỈNH QUÝ I, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ QUÝ II/2022

Đăng ngày 13-05-2022
100%

 

Quý I/2022, NHCSXH tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu kép đề ra, vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, vừa đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn tín dụng chính sách, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống của cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể:

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động của BĐD HĐQT NHCSXH

1.1. Công tác củng cố, kiện toàn thành viên BĐD HĐQT các cấp

Trong quý, đã kiện toàn thay thế 04 thành viên BĐD cấp huyện. Hiện, BĐD tỉnh, các huyện, thành phố có 336 thành viên tham gia (Trong đó: Cấp tỉnh 12 thành viên, 10 BĐD cấp huyện, thành phố 324 thành viên).

1.2. Thực hiện Nghị quyết BĐD HĐQT quý IV/2021 đề ra:

- BĐD HĐQT các cấp đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quan tâm bổ sung nguồn vốn nhận ủy thác địa phương. Quý I/2022, ngân sách tỉnh đã bổ sung nguồn vốn uỷ thác 15 tỷ đồng, 10/10 huyện, thành phố bổ sung 4,1 tỷ đồng.

- BĐD HĐQT các cấp đã thực hiện phân bổ, điều chỉnh nguồn vốn kịp thời giữa các địa bàn, giữa các chương trình theo quy định tạo điều kiện để NHCSXH thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

- Chỉ đạo NHCSXH triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mọi mặt, chất lượng tín dụng ngay từ đầu năm; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.

- NHCSXH và Hội nhận uỷ thác các cấp đã thực hiện ký văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác theo văn bản thoả thuận của NHCSXH Việt Nam và TW Hội, đồng thời triển khai thực hiện các nội dung uỷ thác theo văn bản ký mới đến Hội cơ sở.

- BĐD HĐQT tỉnh, các huyện, thành phố, Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp và NHCSXH đã xây dựng xong chương trình kiểm tra, giám sát năm. Một số đơn vị đã  triển khai thực hiện kiểm tra ngay từ những tháng đầu năm.

- BĐD HĐQT các cấp đã ban hành trên 50 văn bản chỉ đạo, nghị quyết, quyết định phân bổ, điều chỉnh nguồn vốn. Đặc biệt, Trưởng BĐD HĐQT tỉnh đã ban hành văn bản số 04/BĐDHĐQT ngày 11/01/2022 về việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội năm 2022; UBND tỉnh ban hành văn bản số 87/UBND-VP6 ngày 10/3/2022 về việc triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo các Sở, ngành liên quan phối hợp NHCSXH tổ chức thực hiện rà soát soát các đối tượng thụ hưởng, làm cơ sở xây dựng kế hoạch vốn giải ngân trong 02 năm (2022 – 2023) báo cáo UBND tỉnh đề nghị NHCSXH Trung ương bố trí nguồn vốn.

3. Kết quả hoạt động của NHCSXH

3.1. Công tác tín dụng

a) Về nguồn vốn: Tổng chỉ tiêu kế hoạch dư nợ đến 31/3/2022 đạt 3.645,5 tỷ đồng, tăng 208 tỷ đồng (+6,05%) so với đầu năm. Trong đó:

- Nguồn vốn cân đối từ Trung ương: 2.987,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82%  tổng nguồn vốn, tăng so với đầu năm 181,6 tỷ đồng.

- Nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân: 603,2 tỷ đồng, chiếm 17,3% tổng nguồn vốn, tăng so với đầu năm 8,9 tỷ đồng.

- Vốn nhận ủy thác đầu tư ngân sách địa phương: 54,8 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng nguồn vốn, tăng 17,5 tỷ đồng, đạt 116,8% kế hoạch TW giao tăng trưởng năm.

b) Về cho vay các chương trình tín dụng chính sách

Doanh số cho vay đạt 362,8 tỷ đồng, bằng 133,6% năm trước, với 8.263 lượt khách hàng được vay vốn. Doanh số thu nợ đạt: 268,5 tỷ đồng, bằng 122,9% năm trước và bằng 74% doanh số cho vay. Dư nợ đến 31/3/2022 đạt: 3.531,7 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 94,3 tỷ đồng (+2,74%), đạt 96,9% kế hoạch dư nợ, với 96.817 khách hàng còn dư nợ. Các đơn vị đều có dư nợ tăng trưởng so với năm trước, một số đơn vị có mức tăng trưởng cao như: Hải Hậu tăng 18,3 tỷ đồng, Nghĩa Hưng 14,7 tỷ đồng, Nam Trực tăng 14,5 tỷ đồng, Giao Thủy tăng 13,9 tỷ đồng.

Trong quý, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh góp phần giúp 58 hộ thoát nghèo, 797 hộ thoát cận nghèo, tạo việc làm cho 666 lao động, giúp 1.029 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng 8.814 công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn.

c) Chất lượng tín dụng

Đến 31/3/2022, nợ quá hạn: 4.707,5 triệu đồng, chiếm 0,13% tổng dư nợ, so với đầu năm tăng 132,2 triệu đồng. Nợ khoanh: 68 triệu đồng, chiếm 0,002% tổng dư nợ. Chỉ có 4/10 đơn vị giảm được nợ quá hạn (Nam Trực giảm 38,8 triệu đồng, Hải Hậu giảm 20 triệu đồng, Thành phố giảm 19,2 triệu đồng, Xuân Trường giảm 0,5 triệu đồng) và Mỹ Lộc nợ quá hạn bằng với đầu năm. 05 đơn vị còn lại nợ quá hạn tăng so với đầu năm, xong tập trung chủ yếu ở huyện Giao Thủy tăng 134,4 triệu đồng; thực hiện xử lý rủi ro trình TW xóa nợ 14 món, số tiền gốc 86 tr.đ, khoanh nợ 04 món, số tiền gốc 32,6 tr.đ.khoanh nợ 16 món, số tiền gốc 257,8 tr.đ.

3.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Đến 31/3/2022, ngân hàng tỉnh kiểm tra toàn diện được 02 đơn vị (Mỹ Lộc, Nam Trực). Đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động của các Điểm giao dịch xã, việc chấp hành phòng chống dịch Covid-19 của các đơn vị trực thuộc; kiểm tra, giám sát từ xa đảm bảo kiểm soát tốt việc cho vay, thu nợ, xử lý nợ theo đúng quy định. Ngoài ra các phòng chuyên môn thực hiện kiểm tra theo chuyên đề và các PGD huyện tự kiểm tra.

3.3. Một số công tác trọng tâm khác

- Thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả; phối hợp với chính quyền, Hội đoàn thể nhận ủy thác có các giải pháp kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại bởi dịch Covid-19.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, NHCSXH đã tham mưu cho chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng.

- Thực hiện giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách theo Quyết định 1990/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho gần 100 nghìn khách hàng với gần 120 nghìn món vay, số tiền 7,056 tỷ đồng.

- Thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội, tặng quà cho người nghèo, các đối tượng chính sách, người có công nhân dịp năm mới; phối hợp với MTTQ tỉnh trao tặng 10 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo.

- Tổ chức thực hiện đối chiếu, phân loại nợ theo Quyết định 976/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ đến 31/3/2022 đã thực hiện đối chiếu được 95.813 khách hàng, đạt 98,56% (02 đơn vị đã hoàn thành 100% là Hải Hậu và Mỹ Lộc), số khách hàng còn phải đối chiếu 1.658 hộ.

- Về công tác đào tạo, tập huấn: trong quý, NHCSXH tập trung tập huấn, phổ biến các nội dung trong văn bản liên tịch, văn bản uỷ thác được ký mới cho cán bộ hội các cấp; phổ biến kịp thời các văn bản, chính sách mới cũng như chấn chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời những tồn tại, sai sót đến cán bộ Hội cấp xã, tổ trưởng Tổ TK&VV tại buổi giao ban vào ngày giao dịch xã. Đặc biệt, tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ tham gia nhiệm kỳ mới sau Đại hội của các Hội đoàn thể.

- Về công tác tuyên truyền: NHCSXH đã phối hợp với các cơ quan, báo đài thực hiện 8 tin, phóng sự trên Đài PT-TH tỉnh; 8 bài trên báo Nam Định, 6 bài trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, 36 tin, bài trên trang điện tử cấp huyện. Ngoài ra các PGD còn thường xuyên tuyên truyền trên đài phát thanh của huyện, xã, các buổi sinh hoạt tổ...

3.4. Hoạt động ủy thác thông qua các tổ chức CT-XH

- Đến 31/3/2022, dư nợ uỷ thác là 3.524,3 tỷ đồng, so với 31/12/2021 tăng 94 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, Hội Nông dân 1.350,1 tỷ đồng (chiếm 38,31%), tăng 31,4 tỷ đồng; Hội Phụ nữ 1.560,1 tỷ đồng (chiếm 44,27%), tăng 47,2 tỷ đồng; Hội CCB 406,6 tỷ đồng (chiếm 11,54%), tăng 10,5 tỷ đồng; Đoàn Thanh niên 207,5 tỷ đồng (chiếm 5,89%), tăng 4,9 tỷ đồng.

- Nợ quá hạn ủy thác: 4.238 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,12% dư nợ, so với 31/12/2021 tăng 136,2 triệu đồng. Chỉ có HPN giảm được nợ quá hạn ủy 33,3 triệu đồng, các Hội đoàn thể còn lại nợ quá hạn uỷ thác đều tăng so với đầu năm: HND tăng 54 triệu đồng, HCCB tăng 35,1 triệu đồng; ĐTN tăng 80,4 triệu đồng.

- Hoạt động của các Tổ TK&VV duy trì nề nếp, ổn định. Toàn tỉnh hiện có 2.971 tổ TK&VV, giảm 33 tổ so với đầu năm. Trong đó có 2.771 tổ xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 93,27%, 125 tổ xếp loại khá, tỷ lệ 4,21%, 66 tổ xếp loại trung bình, tỷ lệ 2,22%, 9 tổ xếp loại yếu, tỷ lệ 0,3%.

- Huy động tiền gửi của tổ viên tổ TK&VV: Doanh số thu tiền gửi trong quý đạt 23,1 tỷ đồng, doanh số chi tiền gửi 15,3 tỷ đồng. Đến 31/3/2022, số dư tiền gửi đạt 204,7 tỷ đồng, tăng 7,8 tỷ đồng. Trong đó: HND tăng 2,2 tỷ đồng; HPN tăng 3,8 tỷ đồng; HCCB tăng 1,2 tỷ đồng; ĐTN tăng 0,6 tỷ đồng.

- Công tác kiểm tra, giám sát: Đến 31/3/2022, cấp tỉnh mới có HCCB kiểm tra được 02 huyện, 02 xã, 04 tổ TK&VV. Đối với Hội đoàn thể cấp huyện: HPN kiểm tra được 7 xã, 14 tổ TK&VV; HND kiểm tra được 41 xã, 154 tổ TK&VV; HCCB chưa kiểm tra; ĐTN kiểm tra được 3 xã, 7 tổ TK&VV.

3.5. Một số khó khăn, tồn tại, vướng mắc

- Một số địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã chưa bố trí tham dự giao ban thường xuyên với NHCSXH vào ngày giao dịch xã, chưa quyết liệt trong quản lý và xử lý tồn tại hoạt động tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là các xã nợ quá hạn cao, hộ vay chây ỳ không trả nợ, bỏ đi khỏi nơi cư trú; chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát theo quy định dẫn đến chất lượng tín dụng thấp. Kết quả chấm điểm chất lượng hoạt động tín dụng tại cấp xã quý I/2022 còn 04 xã trung bình (TT Ngô Đồng – Giao Thuỷ, TT Yên Định – Hải Hậu, P.Hạ Long, Năng Tĩnh – Thành phố); 20 xã có tỷ lệ nợ quá hạn cao trên 0,5% dư nợ.

- Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trên địa bàn tỉnh nói chung và tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh phát sinh nhiều ca Fo, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của NHCSXH, nhất là thực hiện đối chiếu, phân loại nợ đến từng khách hàng.

- Huy động vốn trên thị trường rất khó khăn, bên cạnh đó, nhiều lao động Hàn Quốc về nước rút tiền ký quỹ, vì vậy việc tăng trưởng nguồn vốn huy động dân cư khó khăn.

- Nợ quá hạn tiếp tục tăng so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do hộ vay bỏ đi khỏi địa phương không rõ địa chỉ để liên lạc, đôn đốc thu hồi nợ.

- Chất lượng hoạt động uỷ thác của một số tổ chức CT-XH cấp xã còn hạn chế, nhất là công tác kiểm tra, giám sát, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng nên chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại một số nơi không đồng đều, tổ trung bình, yếu chậm được củng cố; chưa quyết liệt trong việc xử lý nợ chây ỳ, tìm kiếm thông tin hộ vay đi khỏi địa phương.

- Một số Tổ trưởng tổ TK&VV chưa tích cực đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, chưa tích cực tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia tiết kiệm nên tỷ lệ tổ viên tham gia đều hàng tháng còn thấp. Trong công tác bình xét, thiết lập hồ sơ cho vay còn sai sót, còn cho vay chồng chéo trong 1 hộ; chưa giám sát tốt việc sử dụng vốn của hộ vay nên còn hộ sử dụng vốn không đúng mục đích xin vay.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ QUÝ II NĂM 2022

1. Đối với Hoạt động của Ban đại diện

- Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 418-CV/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 102/KH-UBND của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Kết luận số 06-KL/TW; Tham mưu đưa các hoạt động, văn bản tín dụng chính sách xã hội tại NHCSXH vào các kỳ họp UBND, HĐND, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội khác.

- Tham mưu UBND cùng cấp chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức CT-XH các cấp, các ban, ngành có liên quan phối hợp NHCSXH triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách mới như: các chương trình tín dụng ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, cho vay HSSV theo Quyết định 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Các thành viên BĐD phát huy vai trò, trách nhiệm, tiếp tục quan tâm chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách.

- Thực hiện phân bổ, điều chỉnh nguồn vốn kịp thời giữa các địa bàn, giữa các chương trình theo đúng quy định của NHCSXH Việt Nam, đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách luôn được sử dụng triệt để.

- Thực hiện tốt chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát, phấn đấu Ban đại diện HĐQT các cấp hoàn thành kế hoạch kiểm tra trước 30/9.

- Tham mưu UBND, BĐD HĐQT cùng cấp tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Hoạt động của Ban giảm nghèo trong việc phối hợp với NHCSXH và Tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác trên địa bàn

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, xác định đối tượng vay vốn, nhu cầu vốn, tham mưu phân bổ vốn đến các thôn, xóm phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương để tổ chức thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao.

- Tham mưu UBND cấp xã chỉ đạo thực hiện rà soát, bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg, đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách.

- Phối hợp với NHCSXH và các hội đoàn thể trong việc củng cố, kiện toàn tổ TK&VV hoạt động kém hiệu quả, tiếp tục kiện toàn Tổ theo đúng địa bàn dân cư sau khi sáp nhập thôn xóm, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi và hoạt động của NHCSXH, nghiên cứu đề xuất tham mưu với các cấp có thẩm quyền cách thức tổ chức các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm phát huy hiệu quả thiết thực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

3. Hoạt động của NHCSXH

- Tiếp tục chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, trọng tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, chuyển nguồn vốn uỷ thác địa phương để cho vay các đối tượng chính sách, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Đồng thời tham mưu đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 1630/QĐ-TTg theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại VB 103/UBND-VP6 ngày 24/3/2022.

- Tích cực, chủ động thực hiện công tác huy động các nguồn vốn và tập trung triển khai thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2022. Tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, cho vay HSSV theo Quyết định số 05/2002/QĐ-TTg ngày 23/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng; hoàn thành việc kiểm kê, đối chiếu, phân loại nợ trước 30/4/2022, qua đó đánh giá thực trạng nợ tín dụng chính sách, tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp xã nắm được thực trạng nợ đã cho vay trên địa bàn, đề ra các giải pháp nâng cao chất tín dụng trong thời gian tới.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, làm tốt công tác đào tạo tập huấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung vào các chính sách mới như các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ-CP, cho vay HSSV theo Quyết định 05/QĐ-TTg, kết quả 20 năm hoạt động tín dụng chính sách...

4. Đối với các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác

- Tiếp tục phổ biến, quán triệt và chỉ đạo đến Hội đoàn thể các cấp để triển khai thực hiện đúng, đủ, có chất lượng các nội dung ủy thác theo văn bản liên tịch, Hợp đồng uỷ thác ký mới.

- Căn cứ danh sách điều tra HN, HCN, HMTN năm 2022 của các xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách hộ đủ điều kiện/không đủ điều kiện vay vốn, tổng hợp nhu cầu vốn phối hợp với NHCSXH đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho 100% các hộ đủ điều kiện và có nhu cầu vay.

- Tiếp tục chỉ đạo triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp. Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động giao dịch xã, hoạt động Tổ TK&VV, hoạt động gửi tiền của tổ viên. Có các giải pháp phù hợp để tăng trưởng dư nợ cho các đơn vị nhận uỷ thác cấp xã, các Tổ TK&VV có dư nợ thấp kết hợp kiện toàn các tổ TK&VV chưa liền canh, liền cư, hoạt động yếu kém.

- Hội nhận ủy thác cấp xã, Ban quản lý tổ TK&VV chủ động rà soát, phân tích cụ thể từng món nợ quá hạn, tìm biện pháp đôn đốc, xử lý; tham mưu cho chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ khó đòi, thường xuyên tìm kiếm thông tin hộ vay đi khỏi địa phương để đôn đốc thu hồi nợ, phấn đấu các Hội đoàn thể đều giảm được nợ quá hạn so với đầu năm; giám sát hộ vay và theo dõi nắm bắt tình hình sử dụng vốn của hộ vay.

- Phối hợp với NHCSXH tổ chức thành công Hội thi “Nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ năm 2022” và Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử 20 năm hình thành và phát triển NHCSXH” chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập NHCSXH.

- Chỉ đạo các cấp hội thực hiện kế hoạch kiểm tra, tăng cường kiểm tra những nơi có chất lượng hoạt động thấp, nợ quá hạn cao.

- Phối hợp với NHCSXH thực hiện hoàn thành công tác đối chiếu, phân loại nợ năm 2021 đảm bảo chất lượng, làm cơ sở tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn.

- Phối hợp với NHCSXH tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác uỷ thác, Ban quản lý Tổ TK&VV, tập trung vào những nội dung được sửa đổi bổ sung tại Văn bản liên tịch, Hợp đồng uỷ thác ký mới, những chính sách tín dụng mới ban hành, phương pháp kiểm tra, giám sát.

- Đẩy mạnh tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội, làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn sản xuất, kinh doanh cho hộ vay để đồng vốn mang lại hiệu quả cao.

5. Một số đề xuất sự phối hợp của các đơn vị liên quan

- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong thời gian tới tập trung tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 11/NQ-CP đảm bảo chính sách được thực thi hiệu quả.

- Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP đúng đối tượng, ưu tiên cho vay đối với các trường hợp người lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng chưa ổn định, đối tượng yếu thế, mất việc … nhằm đảm bảo việc triển khai cho vay phù hợp với mục tiêu chương trình.

- Đối với 05 đơn vị (Xuân Trường, Mỹ Lộc, Vụ Bản, Giao Thuỷ, Thành phố) chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn uỷ thác giao tăng năm 2022, đề nghị ngành Kế hoạch - Tài chính tham mưu UBND cùng cấp tiếp tục chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH theo chỉ tiêu giao để giải ngân đến các đối tượng thụ hưởng kịp thời có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Đề nghị ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động tham mưu UBND các cấp lồng ghép nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội với các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để phát huy hiệu quả của các hoạt động đầu tư, phấn đấu mục tiêu hoàn thành các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo Kế hoạch 42/KH-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh.

- Chủ động phối hợp, vận động các tổ chức, cơ quan, đoàn thể thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc mở tài khoản tiền gửi, gửi các khoản tiền từ các quỹ tại NHCSXH để tăng cường nguồn lực cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội, góp phần vào giảm cấp bù cho ngân sách nhà nước.

- Đề nghị các cơ quan Thông tin truyền thông, Báo, Đài PT-TH địa phương thường xuyên tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách xã hội; các mô hình làm ăn hiệu quả từ vốn vay để mọi người dân biết, cùng tham gia giám sát góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả nguồn vốn./.

°
111 người đang online
Lịch Vạn Niên & Lịch Âm 2023 Ôn Thi GPLX 600 & Mô Phỏng 120