Huyện Trực Ninh

Vị trí: Phía đông giáp huyện Xuân Trường (sông Ninh Cơ là ranh giới tự nhiên), phía tây giáp các huyện Nam Trực, Nghĩa Hưng, phía nam giáp huyện Hải Hậu, phía bắc tiếp giáp tỉnh Thái Bình.

Diện tích:           143,54 km2
 
Dân số:              195760 người (2008)

Hành chính: 2 thị trấn (Cổ Lễ - huyện lỵ, Cát Thành) và 19 xã (Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Tuấn, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng).

Lịch sử: Thời Trần, Trực Ninh là phần phía nam huyện Nam Chân- một trong bốn huyện thuộc phủ Thiên Trường. Đến thời Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 14 (năm 1833), Nam Chân được chia thành hai huyện Nam Chân và Chân Ninh, sau đổi thành Nam Trực và Trực Ninh. Năm 1968, Trực Ninh sáp nhập với Nam Trực thành huyện Nam Ninh. Ngày 26-2-1997, thực hiện Nghị định 19/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Nam Ninh lại chia thành 2 huyện Nam Trực và Trực Ninh sau 29 năm hợp nhất.
 
Đặc điểm: Trực Ninh là mảnh đất văn hiến, quê hương của nhiều bậc hiền tài. Thời Trần có trạng nguyên Đào Sư Tích- con tiến sĩ Đào Toàn Bân- đỗ trạng nguyên năm 1374, từng giữ chức Lễ bộ Thượng thư (chỉ đứng sau tể tướng) và là tác giả của nhiều trước tác bất hủ như Sách lược phục hưng Đại Việt, Cảnh tỉnh phú, Quy điền… Từ thời Lê về sau có thêm nhiều tiến sĩ vinh quy bái tổ như Bùi Chí, Dương Bạt Trác, Đinh Thao Ngọc, Trịnh Tòng, Đoàn Văn Thiệp…

Khu điểm tham quan du lịch: chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ), chùa Cự Trữ (xã Phương Định), chùa Cổ Chất (xã Phương Định), chùa Ninh Cường (xã Trực Cường), làng nghề ươm tơ Cổ Chất và dệt đũi Cự Trữ…

Lễ hội tiêu biểu: hội chùa Cổ Lễ, hội đền Tuần Lục (xã Liêm Hải), hội làng Cự Trữ…