Báo cáo kết quả thực hiện văn bản liên tịch về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách năm 2020

Đăng ngày 26-01-2021
100%

 

Năm 2020, các tổ chức CT-XH các cấp đã triển khai thực hiện tốt các nội dung ủy thác, tiếp tục phối hợp với NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ỦY THÁC

1. Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức CTXH

- NHCSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động ủy thác giai đoạn 2015-2019; Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện giải ngân nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, đôn đốc thu hồi nợ, lãi ... góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên cũng như hiệu quả triển khai tín dụng chính sách xã trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, nhất là các chủ trương, chính sách mới như: tuyên truyền thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch; chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, nghiệp vụ nhận ký quỹ và cho vay để ký quỹ đối với lao động đi làm việc tại Hàn Quốc; ứng dụng Giáo dục tài chính cho khách hàng của NHCSXH trên điện thoại di động...

- Chỉ đạo Hội cấp xã cùng với chính quyền thôn, xóm tham gia 100% các buổi họp bình xét vay vốn của các tổ TK&VV, đảm bảo bình xét công khai, dân chủ, đúng đối tượng, mức vay phù hợp với phương án sử dụng vốn và nhanh chóng hướng dẫn hộ vay hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để ngân hàng giải ngân, không để đọng vốn.

- Tiếp tục thu thập số điện thoại và phối hợp với NHCSXH đăng ký dịch vụ Mobile Banking gửi tin nhắn số dư tiền vay, tiền gửi và thông báo nợ đến hạn…

- Năm 2020 là năm cuối thực hiện cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội đoàn thể nhận ủy thác đã phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại nhu cầu vay vốn gửi NHCSXH trình TW bổ sung nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu vay của các đối tượng thụ hưởng; phối hợp rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn, xây dựng kế hoạch tín dụng năm 2021.

- Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động của các Điểm giao xã, chỉ đạo Hội cấp xã thực hiện tốt việc giám sát, hướng dẫn tổ trưởng tổ TK&VV, hộ vay vốn tại buổi giao dịch xã, qua đó nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ TK&VV ngay tại buổi giao dịch xã, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, sai sót.

- Phối hợp chỉ đạo chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, xây dựng phương án củng cố, nâng cao chất tín dụng và tham mưu cho UBND cấp xã thành lập Tổ thu nợ ở những nơi có nợ quá hạn cao, lãi tồn đọng lớn, nợ khó thu hồi. Hàng quý các Hội đoàn thể đều có văn bản đánh giá kết quả hoạt động ủy thác trong quý, chấn chỉnh những tồn tại sai sót và chỉ đạo Hội cấp dưới thực hiện tốt các nội dung ủy thác.

- Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn tổ TK&VV, hàng tháng, trên cơ sở kết quả chấm điểm, đánh giá chất lượng hoạt động của tổ TK&VV thực hiện củng cố, kiện toàn các tổ trung bình, yếu. Bên cạnh đó phối hợp với NHCSXH rà soát các tổ có quy mô nhỏ, số tổ viên thấp tham mưu cho UBND cấp xã sáp nhập để nâng cao năng lực hoạt động cho mạng lưới Tổ TK&VV.

- Phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động giao dịch, tuyên truyền trên đài phát thanh huyện, xã để người dân chấp hành tốt việc phòng, chống dịch khi tham gia giao dịch với NHCSXH và bám sát tình hình dịch bệnh tại địa phương, nắm bắt thiệt hại của các khách hàng vay vốn NHCSXH để có các giải pháp kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại bởi dịch Covid-19.

- Chỉ đạo Hội các cấp xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát năm, kiểm tra sử dụng vốn của hộ vay và phối hợp với NHCSXH tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Hội, cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV, tăng cường tập huấn cho các cán bộ tham gia nhiệm kỳ mới sau đại hội Đảng các cấp.

2. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách

2.1. Về cho vay các chương trình

Hiện 4 tổ chức CT-XH có 10/10 HND, HPN, HCCB và 08/10 ĐTN cấp huyện ký Văn bản liên tịch; 189 HND, 211 HPN, 115 HCCB, 50 ĐTN cấp xã ký Hợp đồng ủy thác với với PGD NHCSXH cấp huyện. Trong năm, tổ chức CT-XH các cấp đã cùng với NHCSXH giải ngân cho trên 32 nghìn lượt hộ với số tiền 1.075 tỷ đồng. Đến 31/12/2020, các Hội đoàn thể quản lý 3.298 tổ TK&VV, 99.590 hộ vay, dư nợ 3.207 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 164,3 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ, bình quân một tổ quản lý 30 hộ, dư nợ 972 triệu đồng, so với đầu năm tăng 68 triệu đồng/tổ. Kết quả uỷ thác qua các Hội đoàn thể cụ thể như sau:

Đơn vị: tổ, hộ, triệu đồng

STT

Tổ chức CT-XH

Đến 31/12/2020

Tăng (+), Giảm (-) so với 31/12/2019

 

Tổng số tổ TK&VV có dư nợ

Tổng số hộ có dư nợ

DƯ NỢ

Tổng số tổ TK&VV có dư nợ

Tổng số hộ có dư nợ

Dư nợ

Nợ quá hạn

Tỷ lệ NQH tăng (%)

 

Tổng số

T.đó:Nợ quá hạn

Tỷ lệ NQH/DN (%)

 
 
 

1

Hội ND

      1.341

            39.158

         1.247.187

      1.243

       0.100

              (19)

          (1,069)

         76.822

     194.7

    18.58

 

2

Hội PN

      1.365

            43.253

         1.401.418

         1.177

       0.084

           (42)

        (1.668)

         51.552

      224.7

    23.59

 

3

Hội CCB

         398

            11,347

            370.338

         478

       0.129

              (12)

          (444)

           19.327

       185.6

    63.39

 

4

Đoàn TN

         194

              5,832

            188.026

         290

       0.154

             5

           191

           16.588

       117.5

    67.93

 

 

Cộng

  3.298

    99.590

  3.206.970

3.198

   0.099

      (68)

   (2.990)

   164.289

722.5

     29.3

 

 

Kết quả trên cho thấy dư nợ ủy thác qua các tổ chức CT-XH trong năm qua đều có sự tăng trưởng. Tỷ trọng ủy thác qua Hội Nông dân chiếm 38,89%; Hội Phụ nữ 43,7%; Hội CCB chiếm 11,55%; Đoàn Thanh niên chiếm 5,86%.

Cùng với việc cho vay các chương trình, NHCSXH, các Hội đoàn thể nhận ủy thác và chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng tại từng đơn vị để chỉ đạo triển khai các giải pháp củng cố phù hợp với điều kiện từng địa bàn. Chỉ đạo Hội cấp xã, Tổ TK&VV chủ động, tích cực xử lý, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn. Đối với nợ khó thu, tham mưu UBND cấp xã thành lập Tổ thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân việc thu hồi nợ khó, đặc biệt tình trạng hộ vay đi khỏi địa phương khi đến hạn trả nợ không rõ địa, không liên lạc được để thu hồi vốn ngày càng nhiều nên nợ quá hạn ủy thác qua các Hội đoàn thể đều tăng so với đầu năm.

Bên cạnh đó, NHCSXH và các Hội đoàn thể luôn quan tâm rà soát, xử lý các khoản nợ bị rủi ro, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng theo quy định. Năm 2020, đã thực hiện 03 đợt xử lý rủi ro, trong đó: TW đã thông báo xử lý rủi ro đợt I và đợt II: xóa nợ 15 món, số tiền gốc 156,2 tr.đ và đang trình TW đợt III/2020 xóa nợ cho 22 món, số tiền gốc 308,46 tr.đ.

2.2. Công tác huy động tiền gửi của tổ viên tổ TK&VV

Các Hội đoàn thể tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động tổ viên dành dụm chi tiêu, hăng hái thực hành tiết kiệm, tích cực tham gia gửi tiền đều hàng tháng để giảm gánh nặng khi đến hạn trả nợ và tạo lập dần nguồn vốn tự có. Năm 2020, doanh số thu tiền gửi đạt 83,1 tỷ đồng, doanh số chi tiền gửi 53,9 tỷ đồng. Đến 31/12/2020 có 100% số tổ TK&VV có số dư tiền gửi với 101.578 tổ viên tham gia, chiếm 98,9% số tổ viên. Số dư tiền gửi đạt 171,8 tỷ đồng, tăng 29,1 tỷ đồng. đạt 112% kế hoạch giao. Trong đó, HND 62,7 tỷ đồng, tăng 11,6 tỷ đồng; HPN 80,7 tỷ đồng, tăng 12,1 tỷ đồng; HCCB 18,5 tỷ đồng, tăng 2,9 tỷ đồng; ĐTN 9,9 tỷ đồng, tăng 2,5 tỷ đồng.

2.3. Công tác kiểm tra, giám sát:

Trong năm, Hội đoàn thể các cấp kiểm tra được 38 lượt huyện, 632 lượt xã, 2.235 lượt tổ TK&VV, 3.989 lượt hộ. Kết quả cụ thể như sau:

STT

HĐT nhận ủy thác

Số lượt huyện

Số lượt xã

Số lượt Tổ TK&VV

Số lượt hộ

1

Hội Nông dân

10

209

962

1.668

 

- Cấp tỉnh

10

19

97

146

 

- Cấp huyện

 

190

865

1.522

2

Hội Phụ nữ

10

231

828

1.560

 

- Cấp tỉnh

10

19

76

209

 

- Cấp huyện

 

212

752

1.351

3

Hội Cựu chiến binh

10

127

290

518

 

- Cấp tỉnh

10

10

23

24

 

- Cấp huyện

 

117

267

494

4

 Đoàn Thanh niên

8

65

155

243

 

- Cấp tỉnh

8

15

30

77

 

- Cấp huyện

 

50

125

166

Bên cạnh đó, các Hội đoàn thể cũng chỉ đạo Hội cấp xã thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ TK&VV, việc sử dụng vốn của hộ vay, thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn của 100% các món vay trong vòng 30 ngày sau khi hộ nhận tiền vay. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đã kịp thời nắm bắt được các vướng mắc tại địa phương, đưa ra các giải pháp tháo gỡ, đồng thời kiến nghị với chính quyền, các đơn vị có liên quan để giải quyết khó khăn cho cơ sở.

2.4. Kết quả phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác

- Các tổ chức Hội, đoàn thể phối hợp với NHCSXH tiếp tục tham mưu tích cực cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư TW và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ đó nâng cao hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động giao dịch, cũng như các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

- NHCSXH và các Hội đoàn thể thường xuyên phối hợp củng cố hoạt động của tổ TK&VV, rà soát, sáp nhập các tổ có số thành viên thấp, bổ sung nguồn vốn cho các tổ hoạt động tốt, còn hộ vay đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới tổ TK&VV. Đối với tổ trung bình, yếu, hàng tháng, NHCSXH phân tích nguyên nhân phối hợp với Hội nhận ủy thác thực hiện các biện pháp củng cố, kiện toàn. Đánh giá chất lượng hoạt động tổ đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 3.113 tổ xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 94,39%, 137 tổ xếp loại khá, tỷ lệ 4,15%, 46 tổ xếp loại trung bình, tỷ lệ 1,39%, 2 tổ xếp loại yếu, tỷ lệ 0,06%. Đối với tổ có quy mô nhỏ, số thành viên thấp, NHCSXH thực hiện sao kê cùng với Hội đoàn thể rà soát, xây dựng phương án và tham mưu cho UBND cấp xã củng cố sáp nhập. Trong năm, có 68 tổ đã được củng cố, sáp nhập.

- Về công tác đào tạo, tập huấn: Thực hiện kế hoạch đào tạo, trong năm, NHCSXH đã phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác tổ chức tập huấn cho 7.315 cán bộ Hội và cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV. Đặc biệt, tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ được thay thế, bổ sung sau Đại hội Đảng các cấp mới tham gia vào hoạt động tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, NHCSXH thường xuyên phổ biến, tập huấn cho cán bộ hội, Tổ trưởng tổ TK&VV một số văn bản, chính sách mới cũng như chấn chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời những tồn tại, sai sót tại buổi giao ban vào ngày giao dịch xã.

- Thực hiện tốt công tác giao ban theo định kỳ giữa tổ chức CTXH với NHCSXH cùng cấp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; cũng như đánh giá kết quả thực hiện hoạt động ủy thác, những tồn tại và giải pháp khắc phục.

- Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm về hoạt động nhận ủy thác, hoạt động của Tổ TK&VV, hoạt động vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ vay. Qua công tác kiểm tra cho thấy tổ chức CTXH các cấp đã cơ bản thực hiện theo đúng Văn bản liên tịch, Hợp đồng ủy thác đã ký, các hộ vay đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy được hiệu quả đồng vốn tín dụng chính sách.

- NHCSXH thực hiện chi trả đầy đủ phí ủy thác cho các cấp hội, năm 2020 tổng số phí ủy thác đã trả cho Hội đoàn thể các cấp là 11,4 tỷ đồng, hoa hồng cho ban quan lý tổ TK&VV là 26,6 tỷ đồng.

 II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Năm 2020, hoạt động ủy thác của các tổ chức CTXH  đã có nhiều chuyển biến tích cực, đem lại hiệu quả cao, thể hiện sự quyết tâm và vào cuộc của các tổ chức CTXH các cấp. Tuy nhiên, qua kiểm tra giám sát của NHCSXH và các tổ chức CTXH, tại một số địa phương vẫn còn một số nơi, một số nội dung công việc có những tồn tại, khó khăn cần được quan tâm để tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới, cụ thể như sau:

- Một số Hội đoàn thể cấp huyện trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động ủy thác đối với tổ chức CTXH cấp xã, nhất là công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, củng cố kiện toàn tổ TK&VV, kiểm tra, giám sát thực tế sử dụng vốn của người vay sau khi giải ngân chưa thực sự quyết liệt, liên tục.

- Một số Hội đoàn thể cấp xã chưa chủ động thực hiện tốt các nội dung công việc được ủy thác đã ký kết như: chưa phát huy tốt vai trò tham mưu cho chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo triển khai hoạt động tín dụng chính sách, xử lý nợ quá hạn, nhất là đối với các hộ vay chây ỳ; chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát, chưa chú trọng nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, nhất là việc kiểm tra sử dụng vốn của hộ vay còn hình thức nên các tồn tại, sai sót trong việc sử dụng vốn vay không được phát hiện, phản ánh chính xác, khách quan cũng như không có các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời; công tác củng cố, kiện toàn tổ chưa thường xuyên, nhiều Tổ có quy mô nhỏ, số thành viên thấp, đến 31/12/2020 còn 665 tổ dưới 20 hộ dư nợ (HND 299 tổ, HPN 230 tổ, HCCB 101 tổ, ĐTN 35 tổ), Tổ không liền cư, hoạt động kém hiệu quả; chưa tích cực trong việc xử lý nợ chây ỳ, lãi tồn đọng, tìm kiếm thông tin hộ vay đi khỏi địa phương, lưu giữ hồ sơ nhận ủy thác chưa đầy đủ.

- Các Hội đoàn thể đều tăng nợ quá hạn so với đầu năm, nguyên nhân chủ yếu do hộ vay đi khỏi địa phương không rõ địa chỉ để đôn đốc thu hồi gốc, lãi; một số hộ chây ỳ nhưng tổ, Hội chưa tích cực, chưa có biện pháp đôn đốc thu hồi hiệu quả; chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg nhiều món đến hạn trả nợ cuối cùng nhưng việc thu hồi vốn rất khó khăn do các hộ vay hầu hết thuộc diện già cả, neo đơn, không có thu nhập. Đến 31/12/2020, còn 202 tổ TK&VV có nợ quá hạn (=6,07% tổng số tổ) tăng 36 tổ so với đầu năm, trong đó 74 tổ có tỷ lệ nợ quá hạn trên 2% (HND 30 tổ, HPN 27 tổ, CCB 12 tổ, ĐTN 5 tổ), chiếm 2,2% tổng số tổ, tăng 11 tổ; 46 tổ xếp loại trung bình (HND 19 tổ, HPN 12 tổ, HCCB 11 tổ, ĐTN 4 tổ) tăng 9 tổ, 2 tổ xếp loại yếu (HPN), giảm 2 tổ.

- Huy động tiền gửi của tổ viên, còn một số nơi, Tổ, Hội chưa tích cực tuyên truyền, vận động nên tỷ lệ tổ viên tham gia còn thấp. Một số tổ có tỷ lệ tổ viên tham gia cao nhưng nhiều hộ vay chỉ tham gia gửi 1 lần, không gửi đều hàng tháng.

- Một số Tổ trưởng tổ TK&VV chưa thực hiện tốt hợp đồng ủy nhiệm đã ký với ngân hàng: chưa chủ động tích cực đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, việc giám sát, nắm bắt tình hình hộ vay chưa sâu sát dẫn đến một số hộ vay bỏ đi khỏi địa phương không rõ địa chỉ, không thu hồi được nợ; chưa thông báo kịp thời cho ngân hàng những trường hợp hộ vay bỏ đi khỏi địa phương; hồ sơ sổ sách lưu giữ chưa đầy đủ, chưa khoa học; chưa tổ chức sinh hoạt tổ theo quy ước hoạt động. Trong công tác bình xét, thiết lập hồ sơ cho vay còn sai sót; chưa giám sát tốt việc sử dụng vốn của hộ vay.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2021

Để tiếp tục nâng cao chất lượng ủy thác, góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, nhất là sau ảnh hưởng của dịch Covid-19 góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh, năm 2021 các tổ chức CT-XH nhận uỷ thác và NHCSXH phối hợp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung công việc nhận ủy thác, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong hoạt động ủy thác; triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng, đặc biệt là tại các đơn vị có chất lượng tín dụng thấp. Cụ thể như sau:

- Tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư TW và Quyết định số 401 của Thủ tướng Chính phủ, chủ động, thường xuyên báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã - thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện về kết quả thực hiện hoạt động ủy thác trên địa bàn, các khó khăn, vướng mắc để được hỗ trợ tháo gỡ kịp thời.

- Tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng chính sách, thực hiện bình xét cho vay dân chủ, công khai trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng vốn, cam kết thực hiện nghĩa vụ của người vay nhằm nâng cao chất lượng của từng khoản vay; chủ động tham mưu, báo cáo chính quyền địa phương trong việc rà soát, lập danh sách, xác nhận người vay vốn đảm bảo việc cho vay thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, nguồn vốn tín dụng chính sách được chuyển tải đến đúng đối tượng thụ hưởng, kịp thời, an toàn và hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích xin vay, có hiệu quả.

- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện/chưa đủ điều kiện/không đủ điều kiện vay vốn để làm cơ sở bình xét cho vay, đảm bảo 100% đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay đều được đáp ứng vốn phù hợp với quy mô, mô hình sản xuất kinh doanh để đầu tư đạt hiệu quả.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nợ, phân tích, đánh giá để có giải pháp cụ thể xử lý thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng; hướng dẫn và xử lý kịp thời nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan; báo cáo chính quyền địa phương và làm việc với các cơ quan có liên quan (Công an, Bảo hiểm, Thuế...) để rà soát, kiểm tra, xác minh, tìm kiếm địa chỉ của hộ vay vốn bỏ đi khỏi nơi cư trú để xử lý, đôn đốc thu hồi nợ; tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các tổ chức CTXH cấp xã tiếp tục phối hợp với NHCSXH thực hiện phương án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại các xã có tỷ lệ nợ quá hạn trên 2%; kiểm tra, đối chiếu các món vay trên 3 tháng không hoạt động..., phấn đấu các Hội đoàn thể đều giảm được nợ quá hạn so với đầu năm.

- Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, trong đó tập trung vào các đơn vị có chất lượng hoạt động thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao; hoạt động yếu kém, tổ trưởng không có năng lực, trách nhiệm trong công việc tham mưu cho UBND xã thực hiện củng cố, kiện toàn nhằm giảm thiểu tổ xếp loại trung bình và xóa bỏ tổ yếu. Rà soát các tổ có quy mô nhỏ, số hộ dư nợ ít cùng với NHCSXH xây dựng phương án sáp nhập hoặc bổ sung vốn nếu còn đối tượng vay để nâng cao năng lực hoạt động của Tổ.

- Chấn chỉnh công tác lưu giữ hồ sơ tại Hội đoàn thể các cấp và tổ TK&VV; Chỉ đạo Hội đoàn thể cấp huyện, xã phân công cán bộ tham gia sinh hoạt cùng tổ TK&VV để dần đưa sinh hoạt tổ vào nề nếp và qua đó nắm bắt được những khó khăn, đề xuất, kiến nghị của tổ viên, bàn biện pháp tháo gỡ kịp thời.

- Phối hợp với NHCSXH nơi cho vay nâng cao chất lượng, hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động giao dịch tại xã. Chỉ đạo tổ chức CTXH cấp xã thực hiện tốt giám sát các phiên giao dịch tại xã, hướng dẫn cho Ban quản lý Tổ và tổ viên khi đến giao dịch với ngân hàng.

- Các cấp hội xây dựng kế hoạch kiểm tra xong trong tháng 01/2021 và phấn đấu đến 30/9 cơ bản hoàn thành kế hoạch kiểm tra năm; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường kiểm tra những nơi có chất lượng hoạt động thấp, nợ quá hạn cao. Chỉ đạo tổ chức CTXH cấp xã thực hiện tốt việc giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV, tham gia họp và chỉ đạo trong các buổi họp bình xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn của người vay.

- Làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiếp cận vốn, đầu tư sử dụng vốn đúng mục đích xin vay, hiệu quả và trách nhiệm với Nhà nước trong hoàn trả vốn vay, tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng thông qua Tổ để giảm gánh nặng trả nợ khi đến hạn.

- NHCSXH và các Hội đoàn thể tiếp tục thực hiện thu thập đầy đủ, chính xác số điện thoại của khách hàng để triển khai tốt dịch vụ Mobile Banking; tuyên truyền, phổ biến ứng dụng Giáo dục tài chính cho khách hàng của NHCSXH trên điện thoại di động.

- Thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ tổ chức CTXH nhận ủy thác, cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV, chú trọng nâng cao nghiệp vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kỹ năng kiểm tra, giám sát, theo dõi đối với hộ vay và Ban quản lý Tổ TK&VV, đặc biệt tại các đơn vị có tỷ lệ hộ vay bỏ đi khỏi địa phương, nợ quá hạn cao.

- Cùng với việc cho vay vốn, các cấp Hội định hướng người vay sử dụng vốn phù hợp với quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn kết hoạt động cho va vốn với công tác khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề ... để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

°
39 người đang online
Lịch Vạn Niên & Lịch Âm 2023 Ôn Thi GPLX 600 & Mô Phỏng 120